Cửa van phẳng là sản phẩm thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình thủy lợi. Nó được áp dụng rộng rãi trong nhiều công trình. Vì cửa van này sở hữu kết cấu đơn giản, vận hành thuận lợi, chế tạo gia công dễ dàng. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cửa van phẳng là gì?
Thế nào là cửa van phẳng?
Cửa van phẳng được coi là hình thức ra đời sớm nhất trong số những loại cửa van được sử dụng phổ biến trong công trình thủy lợi. Tới nay, nó được áp dụng phổ biến do sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật.
Sản phẩm được sử dụng nhiều trong các công trình tiêu nước, lấy nước, công trình điều tiết trên kênh, trên đập tràn cầu điều tiết lưu lượng. Chiều rộng của cửa van thường đạt từ 0,6m đến 80m, phổ biến nhất là loại <20m. Chất liệu của cửa thường làm từ gỗ, thép, bê tông cốt thép, vật liệu tổng hợp… Nhưng vật liệu phổ biến nhất là chất liệu thép.
Các ưu điểm và nhược điểm của cửa van phẳng
Cửa van phẳng sở hữu những ưu điểm và nhược điểm sau đây:
Ưu điểm của cửa van phẳng
Sản phẩm được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau phù hợp với công trình.
Kích thước không thường thường chiếm theo hướng dòng chảy tương đối nhỏ.
Sử dụng đơn giản với máy đóng mở kiểu di động.
Dễ dàng di dời tấm cửa khỏi miệng lỗ, thuận tiện cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng.
Nhược điểm của cửa van phẳng
Khu vực đặt máy của cửa van yêu cầu tương đối cao, phần trụ cống khá dày
Phần rãnh cửa van sẽ ảnh hưởng tới dòng chảy, cửa cống sẽ có cột nước cao sẽ gây ra nhiều bất lợi, hiện tượng khí thực dễ xảy ra.
Cấu kiện van cửa phẳng cần phải chôn vào bê tông có số lượng khá nhiều.
Van cửa phẳng cần dử dụng lực đóng mở lớn, lực ma sát nhiều nên phải sử dụng thiết bị đóng mở có công suất lớn.
Mỗi lần kéo lên, phần cửa van ở trên cao thường phải chịu tác động của gió bão.
Cấu tạo của cửa van phẳng
Cửa van phẳng thường được cấu tạo từ những bộ phận sau đây:
Dầm chính của van thường được bố trí theo hướng ngang 2 đầu tựa lên dầm biên. Đối với cửa nhỏ dầm chính sẽ nhận áp lực từ bản mặt và dầm phụ đứng truyền vào. Bộ phận này có kết cấu 2 dạng chính là dầm kiểu giàn hoặc dầm đặc. Nhưng thông dụng nhất là kết cấu dầm kiểu giàn.
Dầm ngang đáy cửa van: Cấu tạo để đảm bảo liên kết với chắn nước đáy trở nên thuận lợi nhất.
Dầm phụ dọc và ngang van phẳng: Thường được kết cấu ở dạng đặc chọn thép chữ T, chữ Y.
+ Dầm biên van phẳng: chịu áp lực từ dầm chính, dầm ngang ở đáy và đỉnh tạo thành phần tử ô bản mặt truyền vào.
+ Tai kéo van phẳng: Đây là bộ phận nối cửa với đầu dưới cùng của thanh kéo hay móc kéo của cơ cấu nâng.
+ Cữ cửa van phẳng có tác dụng trong việc loại trừ khả năng mặt đầu cửa chạm vào bê tông ở khe cửa do cửa bị nghiêng lệch.
Trên đây là thông tin liên quan tới cửa van phẳng. Các bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy liên hệ với công ty Cơ khí Sao Việt nhé.
Hits: 12