Bu long neo dầm hay còn gọi là bu lông nở dầm là một trong những loại bu lông nở khá đặc biệt. Chúng khác biệt cả về mặt cấu tạo lẫn công dụng so với những những loại bu lông khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về bu lông neo dầm để bạn đọc nắm rõ hơn.
Cấu tạo của bu lông neo dầm
Phần thân bu lông neo dầm: có thiết kế như một bu lông lục giác bình thường, thông thường là tiện ren suốt theo tiêu chuẩn ren hệ mét, loại tiêu chuẩn thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay.
Phần áo nở bu lông neo dầm: có thiết kế dạng mũ khác đặc biệt, áo nở được xẻ rãnh để có thể nở ra được khi siết bu lông. Phần đầu của áo nở thiết kế dạng mũ để cả con bu lông nở không tụt vào trong, được thiết kế dạng lục giác để có thể giữ bằng cờ lê khi siết bu lông.
Phần đạn nở bu lông neo dầm: là phần có thiết kế hình quả trám, bên trong có ren hệ mét để liên kết với thân bu lông. Đạn nở có công dụng là khi siết bu lông vào thì kéo theo đạn nở di chuyển vào, đẩy áo nở xòe ra nhằm tạo ra liên kết. Bên ngoài đạn nở có xẻ rãnh nhằm tránh trường hợp đạn nở quay trơn bên trong áo nở.
Công dụng của bu lông neo dầm
Căn cứ vào cấu tạo của bu lông neo dầm thì chúng ta có thể chia bu lông neo dầm thành hai loại: bu lông neo dầm thân lục giác chìm đầu bằng và bu lông neo dầm thân lục giác ngoài. Bu lông neo dầm thường được sản xuất từ thép các bon, inox chống rỉ, chống ăn mòn và có khả năng chịu lực cao. Do đó, bu lông neo dầm được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều công trình
Tuy nhiên, bu lông neo dầm không sử dụng để liên kết một kết cấu với thành bê tông, dầm bê tong như những loại bu lông khác. Bu lông neo dầm có công dụng là liên kết một kết cấu với dầm hình hộp. Khi muốn neo một kết cấu nào đó vào dầm hình hộp kín đã được cố định, bạn không thể lấy dây buộc vào dầm, cung không thể luồn đai ốc qua dầm được, sử dụng bu lông neo dầm là sự lựa chọn dễ dàng thi công nhất.
Hits: 319